PHÂN BIỆT ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU CƠ
1. Đầu cơ
Là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại.
– Chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá .
Nhà đầu cơ tập trung vào diễn biến giá hàng ngày để kiếm lời từ biến động của giá cổ phiếu. Họ mua cổ phiếu không dựa trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng mà dựa trên cơ hội cổ phiếu sẽ tăng giá từ các nguyên nhân khác. Nhà đầu cơ chỉ quan tâm tới những yếu tố ngắn hạn như kết quả kinh doanh quý hay việc tăng /giảm cổ tức chi trả mà không quan tâm đến kế hoạch dài hạn.
Nhà đầu cơ thường có xu hướng đẩy giá lên mức cực đoan, trong khi nhà đầu tư sẽ giúp giá cổ phiếu phản ánh giá trị cơ bản của công ty trong dài hạn.
2. Đầu tư
Là sự hy sinh tiêu dùng của chủ thể ở hiện tại để mong thu lại lợi ích lớn hơn nhiều lần trong tương lai … đầu tư cần sự phân tích về đối tượng đầu tư và sự kỳ vọng vào sự phát triển của đối tượng được đầu tư…
Đầu tư thực sự thường có thời gian tương đối và dài , rất ít trong ngắn hạn…
Nhà đầu tư là người phân tích kỹ lưỡng một công ty, quyết định về giá trị hợp lý của nó, và sẽ không mua cổ phiếu trừ khi nó được giao dịch với ở mức giá thấp hơn so với giá trị nội tại. Ví dụ, “Công ty X đang giao dịch với giá 20.000 đồng/ cổ phiếu, nhưng theo phân tích đầu tư, giá trị của nó là 30.000 đồng/cổ phiếu”. Nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định đầu tư dựa trên dữ liệu thực tế, không cho phép cảm xúc của họ tham gia.
Nhà đầu tư cố gắng kiếm lời trong dài hạn bằng cách mua cổ phiếu với mức chiết khấu đáng kể đối với giá trị nội tại của nó, trong khi nhà đầu cơ cố gắng kiếm lời bằng cách dự đoán thành công biến động ngắn hạn của cổ phiếu.
*************
Nếu tất cả những người tham gia thị trường chứng khoán đều là Nhà đầu tư, cổ phiếu sẽ được mua và bán dựa trên giá trị của doanh nghiệp, các biến động giá hoang dã sẽ xảy ra ít thường xuyên hơn vì nếu có chứng khoán nào bị định giá thấp, các nhà đầu tư sẽ mua vào và đẩy giá lên đến mức hợp lý. Khi cổ phiếu một công ty trở nên đắt đỏ, cổ phiếu đó sẽ nhanh chóng bị bán ra. Ngược lại, các nhà đầu cơ là những người giúp tạo ra sự biến động mà nhà đầu tư giá trị yêu thích. Nhà đầu cơ mua hoặc bán cổ phiếu không dựa trên giá trị cơ bản của cổ phiếu, họ tận dụng cơ hội thị trường để tích lũy cổ phiếu, nhiều khi với mục đích tạo sự khan hiếm hoặc nhu cầu giả, đẩy giá lên cao hơn nhiều so với giá lúc bình thường rồi thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại nhờ chênh lệch giá.
Điều này dẫn đến các cổ phiếu trở nên bị định giá quá cao khi mọi người quan tâm và bị đánh giá thấp một cách bất công khi không còn được quan tâm nữa. Hành vi gây áp lực này tạo cơ hội cho nhà đầu tư giá trị nhận ra các công ty đang bị bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị của chúng.
Bản thân hành vi đầu cơ không phải lúc nào cũng xấu. Tuy nhiên, khi thực hiện việc đầu cơ, nhà đầu cơ cần chấp nhận thực tế là họ đang mạo hiểm và phải đủ khả năng chấp nhận mất tất cả mọi thứ mà họ đang đặt cược vào. Đầu cơ có thể sinh lời trong ngắn hạn, đặc biệt trong các thị trường tăng giá, tuy nhiên đầu cơ rất hiếm khi cung cấp lợi nhuận bền vững.
Các nhà đầu tư giá trị tin rằng mặc dù thị trường chứng khoán có thể trong ngắn hạn thoát khỏi các nguyên tắc phân tích cơ bản, về lâu dài phân tích cơ bản vẫn giữ vai trò quyết định. Ví dụ hoàn hảo là sự bùng nổ các cổ phiếu dot-com vào cuối những năm 1990 tại Mỹ. Các công ty dot-com không có lợi nhuận hoặc nếu có cũng chỉ là rất ít, nhưng vẫn bán được với giá trên trời, chứng minh rằng các nguyên tắc cơ bản không có ý nghĩa gì. Nhưng chỉ sau vài năm ngắn ngủi, thực tế đã chứng minh điều ngược lại, các nhà đầu cơ vào các công ty dot-com hầu hết đều mất hơn 90% giá trị đầu tư. Không ít người thậm chí còn phá sản khi giá trị cổ phiếu giảm xuống dưới cả giá trị của tờ giấy in cổ phiếu đó.
________________________
****Tóm lại hiểu đơn giản là:
Đầu cơ: Mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán.
Đầu tư: Mua vào, bán ra kiếm lời chênh lệch bằng việc tạo giá trị thặng dư.